Thoát vị đĩa đệm có nên chơi thể thao hay không? Và nên chơi những môn nào?
- Thoát vị Đĩa đệm
- Aug 16, 2018
- 6 min read
Updated: Oct 4, 2018
Tập luyện những môn thể thao phù hợp luôn là biện pháp hỗ trợ điều trị tích cực trong bất kỳ căn bệnh nào. Đặc biệt đối với bệnh thoát vị đĩa đệm, viêc chơi những môn thể thao sẽ giúp cho xương khớp linh hoạt, dẻo dai hơn. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thêm thông tin về bệnh thoát vị đĩa đệm có nên chơi thể thao không? Môn thể thao nào phù hợp nhất với bệnh.
Thoát vị đĩa đệm có nên chơi thể thao hay không?

Hệ thống cơ xương khớp của mỗi con người được ví như một bộ máy, nếu như không "vận hành" thường xuyên sẽ bị “oxy hóa”, mà vận động quá nhiều thì lại xuống cấp và thoái hóa. Vì thế, để cho xương khớp được chắc khỏe, người bệnh khớp cần phải vận động phù hợp với sức khỏe bản thân, tránh vận động quá sức.
Vậy người bị thoát vị đĩa đệm có chơi thể thao được không? Các bác sĩ luôn khuyên rằng, người bệnh nên chọn các môn thể thao có sự vận động, động tác thực hiện đơn giản, nhẹ nhàng phù hợp với sức khỏe của bệnh nhân.
Nguyên tắc chính trong vận động của người bệnh thoát vị đĩa đệm là vận động ít nhưng liên tục (Tuyệt đối không được vận động mạnh, khuân vác đồ vật nặng). Tập đúng cách, bài bản kết hợp với hít thở sâu, nhịp nhàng, nâng dần cường độ tập luyện để tăng khả năng linh hoạt của các khớp cột sống, gia tăng sự dẻo dai của cơ xương khớp, dây chằng ở vùng lưng, giúp cho cột sống ở tư thế cân bằng, ngăn ngừa được những triệu chứng đau.
Việc tập luyện phải được diễn ra thường xuyên, định kỳ, thời gian lý tưởng nhất là 30p/ngày và 5 ngày/tuần. Khi nào mệt thì phải nghỉ, không được gắng sức. Trong khi tập phải tuyệt đối tuân thủ đúng bài bản, không đốt cháy giai đoạn, khởi động thật kỹ càng trước khi chơi thể thao.
Nhiều bệnh nhân cũng có thắc mắc rằng thoát vị đĩa đệm có nên đá bóng không, có được đi bơi không? Mời các bạn theo dõi tiếp phần dưới đây.
Thoát vị đĩa đệm không được chơi những môn thể thao sau
Bóng đá - môn thể thao vua được nhiều người yêu thích trên toàn thế giới. Tuy nhiên đã có rất nhiều cầu thủ đã phải giã từ sự nghiệp quần đùi áo số của mình vì vấp phải những chấn thương liên quan đến cột sống, đặc biệt là vùng đĩa đệm. Vì thế nếu như bạn bị thoát vị đĩa đệm thì không nên chơi bóng đá, đó không phải là môn thể thao dành cho bạn.
Đá bóng bao gồm hầu hết các hoạt động không tốt cho xương khớp, cột sống như là thường xuyên bứt tốc chạy nhanh, xoay người và thực hiện các cú sút với lực mạnh càng khiến cho vùng cột sống lưng và cơ háng chịu áp lực mạnh, dẫn đến tổn thương. Hơn thế nữa, việc va chạm với cầu thủ khác trên sân là điều không thể tránh khỏi, mà với thoát vị đĩa đệm, chỉ cần một tác động nhỏ cũng khiến bạn phải chịu cơn đau dữ dội.
Bóng rổ - Môn thể thao không dành cho thoát vị đĩa đệm
Bóng rổ cũng được xếp vào danh sách 1 trong những môn thể thao dễ gây chấn thương nhất. Vì thế nếu bạn đang bị thoát vị đĩa đệm thì tuyệt đối không được chơi môn thể thao này. Theo nhiều số liệu thống kê trên thế giới cho thẩy rằng, người chơi bóng rổ thường xuyên gặp phải những chấn thương ở vùng tay hoặc cổ tay, vùng hông, lưng, cổ chân và đầu gối do thường xuyên phải va chạm mạnh khi chơi. Việc thực hiện các động tác kỹ thuật xoay người, nhảy cao đột ngột và liên tiếp, thường xuyên phải va chạm với đối phương trên sân,.. tất cả động tác đó đều ảnh hưởng rất xấu đến tình trạng bệnh thoát vị đĩa đệm
Nâng tạ
Khi nâng tạ, ta phải thực hiện động tác cúi người xuống và nâng tạ lên, điều này tạo ra một lực rất lớn, gây sốc cho cột sống. Còn khi nằm ngửa để đẩy tạ thì sẽ khiến cho bệnh thoát vị đĩa đệm càng trầm trọng hơn bởi các triệu chứng đau dồn dập. Chính vì thế, bạn cần phải tránh xa các động tác đẩy tạ và nâng tạ vì các động tác đấy đều tạo ra những lực quá tải lên cột sống vốn đang phải chịu nhiều tổn thương của bạn.
Quần vợt (Tennis)

Quần vợt là một trong những môn thể thao được nhiều người ưa thích và chọn lựa nhằm mục đích nâng cao sức khỏe và làm tinh thần được thoải mái. Tuy nhiên việc luyện tập quá sức và sai động tác sẽ làm cho các chấn thương ở đĩa đệm cột sống càng nặng hơn.
Những động tác đánh bóng, đón bóng hay phát bóng đều đòi hỏi người chơi phải xoay người, điều này sẽ làm cho cơ bị căng và gây ra những vết rách ở đĩa đệm.
Tư thế phát bóng khi chơi quần vợt cũng khiến cột sống thắt lưng bị ưỡn cong quá mức, làm cho tình trạng thoát vị đĩa đệm càng nặng hơn.
Các môn thể thao mà người bệnh thoát vị đĩa đệm nên tập
1. Bơi lội
Mỗi ngày dành ra 20 -30 phút bơi lội sẽ giúp cho cơ xương khớp được thư giãn, giảm được áp lực lên phần đĩa đệm bị tổn thương, từ đó ngăn ngừa được những triệu chứng đau.
Bơi lội tuy là môn thể thao khá an toàn, ít gây tác động xấu đến cột sống. Tuy nhiên, không được tập quá sức, không được sử dụng những tư thể bơi đòi hỏi kỹ thuật, vận động cao như bơi sải, bơi bướm,... Cũng không nên bơi quá lâu. Nên kiên trì luyện tập mỗi ngày để đạt được hiệu quả cao.
2. Tập yoga thiền

Yoga thiền là một trong những phương pháp không chỉ giúp ổn định tâm lý, tâm hồn được thoải mái, mà còn rất tốt cho cột sống, hỗ trợ tích cực trong việc điều trị thoát vị đĩa đệm.
Tập yoga thường xuyên mỗi ngày sẽ giúp kéo giãn được cơ lưng và xoa dịu nhanh các cơn đau, rất có ích trong quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm.
>>> Tìm hiểu thêm: Đau thần kinh tọa uống thuốc gì
3. Đi bộ mỗi ngày
Nên duy trì việc đi bộ đều đặn vào mỗi ngày từ 30-45p vào buổi sáng sớm hoặc lúc chiều tối là khoảng thời gian tốt nhất. Mới đầu chỉ nên đi chậm để cơ thể làm quen dẫn với cường độ hoạt động, động tác, sau đó thì đi nhanh hơn, tăng cường độ lên, bước đi nhanh nhưng nhẹ nhàng, dứt khoát.
Nhịp thở phải đều đặn, hít vào bằng mũi sau đó thở ra từ từ bằng miệng, điều hòa nhịp thở sao đúng để cơ thể không bị mất sức.
Lưu ý tư thế khi đi bộ: đầu thẳng, lưng thẳng hướng về phía trước, thả lỏng tay trong khi đi bộ, đánh tay tự nhiên nhẹ nhàng.
4. Tập thể dục dưỡng sinh
Dưỡng sinh là bộ môn luyện tập vô cùng phù hợp cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm và cho người cao tuôi. Vừa giúp giảm đau lại vừa cải thiện được tình trạng co cứng các cơ, đồng thời, những động tác lại nhẹ nhàng vừa phải, không hề gây ra áp lực lên hệ thống xương khớp.
Ngoài ra, tập dưỡng sinh còn giúp người bệnh điều hòa được khí huyết, tăng khả năng tuần hoàn máu, phòng chống được nhiều bệnh
Trên đây là danh sách những môn thể thao mà bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nên và không nên chơi. Hi vọng với bài viết trên sẽ giúp các bạn trang bị kiến thức hữu ích cho bản thân để chống chọi lại với căn bệnh này. Chúc các bạn mau khỏi bệnh
Comments