Tuyển chọn những bài tập vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm
- Thoát vị Đĩa đệm
- Aug 4, 2018
- 5 min read
Updated: Oct 4, 2018
Việc áp dụng các bài tập vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm đang được nhiều bệnh nhân tin tưởng và sử dụng. Không phải ngẫu nhiên mà những bài tập này lại có tác dụng tốt đến như vậy. Đó là cả một quá trình dài nghiên cứu và tìm tòi để cho ra các bài tập có tác dụng thư giãn cơ bắp, làm cho các cơ khớp linh hoạt hơn. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số bài tập cơ bản để điều trị thoát vị đĩa đệm ngay tại nhà nhé.
Các bài tập vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm đơn giản
Tác dụng của các bài tập vật lý trị liệu
Các bài tập vật lý trị liệu có một số tác dụng nổi bật với những người thoát vị đĩa đệm như sau:
Vật lý trị liệu giúp làm giảm đáng kể những cơn đau khó chịu
Các bài tập làm giảm áp lực lên những dây thần kinh.
Tăng cường sức mạnh của cơ bắp ở các vùng bị ảnh hưởng.
Giúp tăng lưu lượng máu chứa oxy, nước và chất dinh dưỡng đến các cơ quan trong cơ thể
Vật lý trị liệu giúp bạn thực hiện những hoạt động cơ bản hàng ngày một cách dễ dàng hơn.
Một số bài tập đơn giản
Bài tập 1

Bạn hãy bắt đầu với tư thế nằm ngửa trên sàn nhà, hông và gối chân bên trái gập lại, hai tay đan chéo vào nhau, chân ép sát bụng. Giữ tư thế này trong 10 giây rồi đổi sang chân phải. Thực hiện động tác 10 lần với mỗi chân
Tiếp theo bạn nằm ngửa trên sàn nhà, gập cả hông, hai chân và gối lại, chân ép sát bụng. Làm động tác này liên tục 15 lần, mỗi lần 10 giây.
Nằm ngửa trên sàn, gập hông và đầu gối hai chân, lúc này hai bàn chân sẽ chạm đất, ấn nhẹ từ từ lưng xuống sàn. Cứ giữ như thế đó trong 10 giây rồi sau đó lặp lại khoảng 15 lần
Bệnh nhân nằm ngửa lên trong tư thế gập hông, gối và hai chân, hai bàn chân tiếp xúc với mặt đất, tiếp đó từ từ nâng mông lên cao nhất có thể. Giữ tư thế đó trong 10 giây rồi cứ thế lặp lại khoảng 15 lần
Thực hiện giống như động tác bên trên nhưng không nâng mông lên, mà lúc này sẽ dùng hai khuỷu tay chống xuống sàn, ưỡn cổ ra phía sau, ngực ưỡn ra phía trước. Lặp lại động tác 15 lần như vậy.
Bài tập 2
Động tác 1: Đẩy đĩa đệm về trung tâm.
Nằm sấp trên sàn nhà hoặc trên bề mặt phẳng. Thả lỏng toàn thân, giữ nguyên tư thế này trong 10-20 phút.
Bạn có thể đặt 1 chiếc gối dưới hông để không bị đau. Nên lặp lại bài tập này 3-5 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả cao
Động tác 2: Luyện tập cơ lưng dưới
Người bệnh vẫn bắt đầu ở tư thế nằm sấp. Tiếp đến nâng từ từ toàn thân trên đồng thời chống khuỷu tay trên mặt sàn.
Nâng thân lên cao hết cỡ rồi giữ nguyên tư thế đó trong 2-5s sau đó trở về trạng thái ban đầu.
Bạn nên lặp lại động tác này 10 lần như thế cho mỗi hiệp, mỗi ngày tập khoảng 5 hiệp là đạt yêu cầu
Động tác 3: Cải thiện chức năng vùng lưng
Bạn hãy thực hiện tư thế đứng thẳng người, chân rộng bằng vai.
Hai tay chống ngang lưng rồi từ từ uốn cong lưng ra phía sau hết cỡ, giữ cho chân thẳng, đầu gối ở vị trí cố định.
Bạn giữ ở tư thế đó trong 2-3 giây rồi trở lại trạng thái ban đầu.
Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm

Tác dụng
Bấm huyệt được biết đến như là một trong những phương pháp công hiệu trong điều trị hiệu quả các triệu chứng như đau lưng, nhức mỏi xương khớp do thoát vị đĩa đệm gây ra.
Khi bệnh còn nhẹ, trong giai đoạn sớm có thể điều trị hiệu quả, dễ dàng. Còn đối với người bị bệnh ở giai đoạn nặng, nghiêm trọng hơn thì việc điều trị sẽ trở nên khó khăn và mất thời gian hơn rất nhiều.
Người bệnh cần đi khám ở các cơ sở y tế uy tín để xác định đúng nguyên nhân, vị trí và tình trạng của bệnh để chọn được cho mình cách bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm phù hợp nhất.
Khi áp dụng phương pháp bấm huyệt thì bạn không nên tự ý thực hiện mà cần phải có sự chỉ dẫn của chuyên gia.
Bạn có thể mời thầy thuốc về nhà điều trị hoặc là đến trực tiếp những phòng khám đông y uy tín được bấm huyệt một cách chuẩn xác nhất
Bấm đúng huyệt sẽ giúp cho cơ thể điều hòa khí huyết, giảm nguy cơ bị liệt, các cơ hoạt động bình thường trở lại
Để điều trị thoát vị đĩa đệm cổ ta thường tác động vào các huyệt như phong trì, đại trùy, bách hội, thái dương… Còn với thoát vị đĩa đệm cột sống lưng thì lại sử dụng huyệt vị thận du, can du, kỳ du…
Ngoài ra khi bấm huyệt cần kết hợp thêm xoa bóp để phát huy hiệu quả cao nhất
>> Tham khảo thêm cách dùng bột rắn lục chữa thoái hóa cột sống
Bấm huyệt đúng cách
Đầu tiên bạn cần làm giãn các cơ vùng lưng và mông của bệnh nhân. Sử dụng các kỹ thuật day, lăn và bóp.
Khi tác động vào cơ thể cần chú ý độ mạnh của lực. Không tác động quá nhẹ hay quá mạnh mà tác động một lực vừa đủ để bệnh nhân cảm thấy dễ chịu
Tiếp theo bấm huyệt tại vùng đĩa đệm bị thoát vị bằng cách kết hợp ấn day và xoa theo chiều kim đồng hồ ở huyệt thận du, đại trường du và giáp tích.
Sau đó tiến hành nắn chỉnh vùng đệm. Để nắn chỉnh được bạn cần xác định được chính xác vị trí của đĩa đệm bị thoát vị.
Bạn tiếp tục dùng ngón tay cái ấn nắn theo quy tắc nghịch hướng đối lực với vị trí của thoát vị.
Bạn chú ý thực hiện thao tác thật nhẹ nhàng, chậm rãi để tránh cho bệnh nhân cảm thấy đau. Thời gian tác động từ 3 đến 5 phút
Ngoài xoa bóp, bấm huyệt và tập các bài tập thể dục thì châm cứu cũng có tác dụng rất tốt trong điều trị thoát vị đĩa đệm
Trên đây là một số bài tập vật lý trị liệu có tác dụng tốt trong điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi bệnh nhân mà lựa chọn bài tập phù hợp. Chúc bạn sức khỏe
Commentaires